Cách phân biệt bơ chín và bơ xanh:
Xác định độ chín của trái bơ thông qua đặc điểm bên ngoài là rất khó, tuy nhiên có thể
nhận diện theo một số đặc điểm sau:
– Một số trái bơ khi chín có màu vỏ xanh thẫm hoặc tím thẫm còn một số trái khi chín vẫn giữ màu vỏ xanh nhạt.
– Trái bơ chín khi cầm trái bơ trên tay sẽ có cảm giác hơi mềm khi bóp nhẹ. Nếu thấy trái bơ vẫn còn cứng tức là chưa đủ độ chín và ăn sẽ không ngon. Khi ấn nhẹ có cảm giác rất mềm tức là trái bơ có thể đã quá chín và không còn ngon nữa. Lúc này nên nếm thử trái bơ trước khi sử dụng.
– Bơ già, hay còn gọi là già bơ. Bơ già khi chín sẽ không bị thối, còn bơ non sẽ bị thối. Thông thường sau khi bơ được thu hoạch, người nông dân hái lúc quả còn cứng. Người ít kinh nghiệm sẽ không phân biệt được bơ già và bơ non. Bơ già là bơ có cuống sâu và nhìn có vẻ bị héo ở phần cuống.
Cách bảo quản bơ:
Trái bơ là loại trái cây rất nhạy cảm, vì thế cần phải được bảo quản đúng cách để trái bơ không bị thâm đen bên trong.
Để bơ ở nơi mát, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản bơ là ở nhiệt độ từ 23-25 độ C và tuyệt đối không bỏ bơ vào trong túi nilon để quá lâu.
Khi bơ mềm tay tốt nhất là ăn luôn hoặc cho vào tủ mát bảo quản nếu để ngoài nhiệt độ thường bơ sẽ hỏng rất nhanh. Sau khi bơ đã chín bảo quản trong tủ lạnh có thể để được từ 2-3 ngày.
Không nên nắn bơ quá nhiều ( gây cho bơ bị đen và thối ). Kiểm tra nhẹ nhàng thấy hơi mềm tay thì bỏ riêng ra.
Với những trái bơ xanh muốn chín nhanh hơn nên để cùng với các loại hoa quả khác như chuối do ảnh hưởng của khí ethylene. Để thúc đẩy quá trình chín có thể đặt trái bơ cùng với trái chuối trong một túi nilon và thường xuyên theo dõi quá trình chín.
Đối với bơ khi mua ở chợ, siêu thị về nếu để 2 ~ 5 ngày mà ko chín thì thông thường là bơ đã qua thuốc bảo quản không tốt khi sử dụng.